• Home
  • Dịch vụ
    • Thanh lý biến tần
    • Sửa biến tần 1
    • Sửa biến tần 2
    • Sửa chữa Servo motor
  • Sản phẩm
  • Kiến thức
  • Tin công nghệ
  • Quy định
  • Liên hệ



Bộ biến tần là gì? Định nghĩa bộ biến tần

April 09, 2014
by admin
bien tan, cau tao bien tan
0 Comment

Bộ biến tần là gì? Theo tên gọi thì bộ biến tần có chức năng biến đổi tần số và điện áp đầu vào thành tần số và điện áp theo mức cài đặt để điều khiển tốc độ động cơ.

Cơ bản các biến tần sẽ gồm các phần chính sau : bộ chỉnh lưu, bộ nghịch lưu và bộ điều khiển trung tâm. Chi tiết hơn ta có thể chia biến tần thành 6 bộ phận chính như sau:
 
1. Bộ chỉnh lưu:
bo chinh luu bien tan
Bộ chỉnh lưu sẽ biến điện áp xoay chiều ngõ vào thành nguồn 1 chiều để chuẩn bị cho quá trình nghịch lưu. Công nghệ chỉnh lưu thường được sử dụng là chỉnh lưu toàn phần, chỉnh lưu sáu xung hoặc 12 xung.
Bộ chỉnh lưu cầu đi-ốt tương tự với các bộ chỉnh lưu thường thấy trong bộ nguồn, trong đó dòng điện xoay chiều một pha được chuyển đổi thành một chiều. Tuy nhiên, cầu đi-ốt được sử dụng trong Biến tần cũng có thể cấu hình đi-ốt bổ sung để cho phép chuyển đổi từ điện xoay chiều ba pha thành điện một chiều.
Các đi-ốt chỉ cho phép luồng điện theo một hướng, vì vậy cầu đi-ốt hướng dòng electron của điện năng từ Dòng Xoay chiều (AC) thành Dòng Một chiều (DC).
 
2. Bộ nghịch lưu:
IGBT bien tan
 
Bộ nghịch lưu thường sử dụng linh kiện công suất là IGBT ( công tắc điện tử chuyển mạch nhanh ). Trong biến tần, IGBT được bật và tắt theo trình tự để tạo xung với các độ rộng khác nhau từ điện áp Tuyến dẫn Một chiều được trữ trong tụ điện.
Bằng cách sử dụng Điều biến Độ rộng Xung hoặc PWM, IGBT có thể được bật và tắt theo trình tự giống với sóng dạng sin được áp dụng trên sóng mang.
Trong hình bên dưới, sóng hình tam giác nhiều chấm biểu thị sóng mang và đường tròn biểu thị một phần sóng dạng sin.
Nếu IGBT được bật và tắt tại mỗi điểm giao giữa sóng dạng sin và sóng mang, độ rộng xung có thể thay đổi.
PWM có thể được sử dụng để tạo đầu ra cho động cơ giống hệt với sóng dạng sin. Tín hiệu này được sử dụng để điều khiển tốc độ và mô-men xoắn của động cơ.
 
3. Bộ lọc xoay chiều:
bo dien khang 1 chieu bien tanbo loc xoay chieu bien tan
 
Bộ lọc xoay chiều thường là cuộn cảm hoặc cuộn dây. Cuộn cảm lưu trữ năng lượng trong từ trường được tạo ra trong cuộn dây và chống thay đổi dòng điện.
Bộ điện kháng dòng giúp giảm méo sóng hài, tức là nhiễu trên dòng xoay chiều. Ngoài ra, bộ điện kháng dòng Xoay chiều sẽ giảm mức đỉnh của dòng điện lưới hay nói cách khách là giảm dòng chồng trên Tuyến dẫn Một chiều. Giảm dòng chồng trên Tuyến dẫn Một chiều sẽ cho phép tụ điện chạy mát hơn và do đó sử dụng được lâu hơn.
Bộ lọc Xoay chiều có thể hoạt động như một bộ hoãn xung để bảo vệ mạch chỉnh lưu đầu vào khỏi nhiễu và xung gây ra do bật và tắt các tải điện cảm khác bằng bộ ngắt mạch hoặc khởi động từ.
Có vài nhược điểm khi sử dụng bộ điện kháng, như chi phí tăng thêm, cần nhiều không gian lắp đặt hơn và đôi khi là giảm hiệu suất.
Trong các trường hợp hiếm gặp, bộ điện kháng dòng có thể được sử dụng ở phía đầu ra của Biến tần để bù cho động cơ có điện cảm thấp, nhưng điều này thường không cần thiết do hiệu suất hoạt động tốt của công nghệ IGBT.
 

 

4. Điện trở hãm:
 
dien tro ham bien tan
Đối với tải có lực quán tính cao và tải thẳng đứng có thể làm tăng tốc động cơ khi động cơ cố chạy chậm hoặc dừng. Hiện tượng tăng tốc động cơ này có thể khiến động cơ hoạt động như một máy phát điện. Khi động cơ tạo ra điện áp, điện áp này sẽ quay trở lại tuyến dẫn một chiều. Lượng điện thừa này cần phải được xử lý và điện trở được sử dụng để nhanh chóng “đốt cháy hết” lượng điện thừa này được tạo ra bởi hiện tượng này bằng cách biến lượng điện thừa thành nhiệt.

 

Nếu không có điện trở, mỗi lần hiện tượng tăng tốc này xảy ra, bộ truyền động có thể ngắt do lỗi quá áp trên tuyến dẫn một chiều.

 

5. Bộ lọc một chiều : 
bo loc DC bien tan
 
Bộ lọc một chiều có nhiệm vụ làm phẳng dòng 1 chiều sau chỉnh lưu. Bộ lọc một chiều thường được lắp đặt giữa bộ chỉnh lưu và tụ điện trên các bộ Biến tần 7,5 kW trở lên. Bộ điện kháng Một chiều có thể nhỏ và rẻ hơn Bộ điện kháng Xoay chiều.
Bộ lọc một chiều giúp hiện tượng méo sóng hài và dòng chồng không làm hỏng tụ điện, tuy nhiên bộ điện kháng này không cung cấp bất kỳ bảo vệ chống hoãn xung nào cho bộ chỉnh lưu.
About the Author
Social Share
  • google-share

Leave a Reply Cancel reply

*
*

captcha *

Hỗ trợ sửa chữa 24/24

HCM
Trợ giúp qua Yahoo Messenger!Mr. Toại-0903.525.811

Đối tác

bien tan abb logo bien tan siemens logo bien_tan_fuji bien tan schneider logo
Bán switch mạng công nghiệp giá rẻ
Bán máy in tem nhãn công nghiệp

Dịch vụ

Thay acquy cho ups santak

Tin tức

4 điều cần biết trong xây dựng hệ thống mạng không dây
Jun 10, 2017
Nguyên nhân và cách kiểm tra biến tần báo lỗi quá dòng
Apr 10, 2015
dong co qua nhiet
Lỗi - Động cơ phát nóng khi chạy qua biến tần?
Feb 15, 2015
Hướng dẫn sử dụng và cài đặt biến tần Schneider Altivar 31 P1
Aug 08, 2014
Tài liệu sử dụng và cài đặt biến tần delta VFD-F
Aug 08, 2014
cách chọn biến tần
Cách chọn biến tần phù hợp với tải thực tế
May 23, 2014
Ứng dụng biến tần ABB trong tự động hóa
May 13, 2014
Giới thiệu biến tần NAIS, Panasonic
May 13, 2014
Bộ biến tần làm việc như thế nào? Ứng dụng tiết kiệm năng lượng của biến tần
May 06, 2014
© Copyright 2012,
www.suachuabientan.net
Trung tâm sửa chữa UPS, biến tần
Công Ty TNHH Giải Pháp Nguồn Tín Phát.
Đ/C : 29/10D Quang Trung, P.12, Q Vò Gấp, TP.HCM
Tel/Fax : 0866802012. MST : 0311801933